A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kết quả thực hiện nhóm tiện ích về phát triển kinh tế - xã hội trong triển khai Đề án 06

 

Kết quả thực hiện nhóm tiện ích về phát triển kinh tế - xã hội trong triển khai Đề án 06

Đến hết năm 2023, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 99,84% so với tổng thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dung tiền mặt đạt 99,64% so với tổng chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

Các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra đến năm 2025: Kinh tế số chiếm 20% GDP; theo lộ trình Đề án 06, cần tập trung khai thác, sử dụng thông tin dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường truy thu thuế cho Nhà nước; đẩy mạnh thanh toán không dung tiền mặt. Kết quả thực hiện nhóm tiện ích về phát triển kinh tế, xã hội nổi bật như sau:

 

Kết quả triển khai các giải pháp truy thu thuế: Căn cứ Thông báo số 16/TB-VPCP, ngày 28/01/2023 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế nghiên cứu, triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách. Bộ Tài chính đã triển khai giải pháp từ ngày 01/4/2023 đến nay, đã có 37.542 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công với số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 72,8 triệu hóa đơn. Tổng số tiền thuế thu trên hóa đơn trên 1.900 tỷ đồng.

 

Kết quả nổi bật tại một số tỉnh, Thành phố lớn: Thành phố Hà Nội, đã có 5.929 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong đó lĩnh vực ăn uống là 2.190 cơ sở, đạt 92,7%. Thành phố Hồ Chí Minh, đã có 5.889 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong đó lĩnh vực ăn uống là 2.367 cơ sở, đạt 72,83%. Thành phố Hải Phòng, đã có 1154 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong đó lĩnh vực ăn uống là 430 cơ sở, đạt 100%. Tỉnh Quảng Ninh, đã có 2.221 cơ sở kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, trong đó lĩnh vực ăn uống là 455 cơ sở, đạt 74%.

 

Kết quả thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt

 

Lĩnh vực chi trả an sinh xã hội: Căn cứ Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số trong thực hiện an sinh xã hội không dùng tiền mặt, đến nay, đã có 51/63 địa phương thực hiện chi trả qua tài khoản cho 340.177 người với số tiền hơn 674,3 tỷ đồng, trong đó: đã chi trả cho 246.108 đối tượng bảo trợ xã hội với số tiền hơn 276,3 tỷ đồng; đã chi trả cho 83.424 đối tượng người có công với số tiền hơn 381,97 tỷ đồng. Một số địa phương làm tốt như: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện chi trả trực tiếp vào tài khoản của 18.486 đối tượng với số tiền 65,9 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương thực hiện chi trả trực tiếp vào tài khoản của 31.209 đối tượng với số tiền 25,75 tỷ đồng...

 

Lĩnh vực y tế, giáo dục: Đã có 87.9% bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc các trường Đại học Y, Dược triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; 63.8% Sở Y tế địa phương có số cơ sở khám chữa bệnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ từ 50% trở lên, trong đó có 25.5% địa phương đạt tỷ lệ 100%. Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai thí điểm thanh toán viện phí qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Một số địa phương nổi bật: tỉnh Long An có 591 cơ sở giáo dục triển khai thanh toán không dùng tiền mặt với 195,4 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 85,56 tổng số giao dịch. Thành phố Hà Nội có 60/71 cơ sở y tế triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Ninh Bình có 257/320 cơ sở giáo dục, thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Tỉnh Bắc Giang có số lượng giao dịch thanh toán viện phí, dịch vụ y tế không dùng tiền mặt là 45.516 lượt, tương ứng 76,98% với số tiền 28,5 tỷ đồng...

 

Lĩnh vực bảo hiểm: Đã có 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị, tăng 3% so với năm 2022, vượt chỉ tiêu do Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 giao sớm 03 năm. Trong đó, tỷ lệ nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản đạt 43%; tỷ lệ nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần đạt 92%; tỷ lệ nhận trợ cấp thất nghiệp khoảng 98%.

 

Lĩnh vực tài chính: Đến hết năm 2023, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt 99,84% so với tổng thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bằng các hình thức thanh toán không dung tiền mặt đạt 99,64% so với tổng chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.

 

Đẩy mạnh ứng dụng cơ sở dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực

 

Lĩnh vực Ngân hàng: Đã ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ xác thực, làm sạch 47 triệu dữ liệu cho ngành ngân hàng, thu phí 67 tỷ đồng, giúp ngành ngân hàng kiểm soát, đánh giá rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ, xác thực chính xác chủ thể tham gia giao dịch ngân hàng. Phối hợp với các đơn vị hoàn thiện giải pháp chấm điểm tín dụng công dân, giúp ngành ngân hàng đánh giá hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay tín chấp, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, giảm thời gian, quy trình xác minh, đẩy nhanh quá trình giải ngân. Người dân có nhu cầu vay vốn dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn chính thống, qua đó, giảm rủi ro phải vay “tín dụng đen”.

 

Ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử trong hoạt động nghiệp vụ của ngành ngân hàng, góp phần số hóa, tạo lập dữ liệu sạch, tiết kiệm chi phí quản lý của các tổ chức tín dụng, mở rộng nhiều tiện ích số cho người dân, tăng nhanh thanh toán không dùng tiền mặt cho các tổ chức, cá nhân. Bước đầu loại bỏ dịch vụ xác thực danh tính khách hàng truyền thống. Đến nay, các Tổ chức tín dụng đã ký kết với C06 triển khai giải pháp ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, gồm 08 đơn vị: VIB, Pvcombank, ACB, Sacombank, Vietcredit, Momo, Mireaaceet, JACC. Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử thay thế thẻ ATM. Tiết kiệm tiền in thẻ cho các tổ chức ngân hàng khoảng 50.000 đồng/thẻ.

 

Lĩnh vực Viễn thông: Ứng dụng dữ liệu về dân cư phục vụ xác thực, làm sạch dữ liệu thông tin thuê bao di động cho 03 nhà mạng viễn thông (Vinaphone, Viettel, Mobifone) với 102 triệu yêu cầu xác thực theo hình thức trực tuyến; 05 nhà mạng viễn thông (ASIM, ITEL, Vietnamobile, Gtel Mobile, Mobicast) theo hình thức offline với 311,656,000 yêu cầu xác thực. Góp phần chuẩn hóa thông tin thuê bao di động phục vụ công tác quản lý nhà nước, giảm rủi ro khi mở đăng ký, mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử, đăng ký thực hiện các dịch vụ công. Loại bỏ dần tình trạng “sim rác”, tội phạm lừa đảo, đe dọa, vu khống.

 

Lĩnh vực Y tế: Tích hợp thẻ Bảo hiểm y tế thay thế bằng thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử, triển khai tại 12.455 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, đạt 100%, tiết kiệm tiền in thẻ Bảo hiểm y tế giấy với số tiền 24,7 tỷ đồng.

 

Lĩnh vực Bảo hiểm: Triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ căn cước công dân tại 01 bệnh viện thuộc thành phố Hà Nội và 02 bệnh viện thuộc tỉnh Quảng Bình; giảm quy trình 4 bước rút gọn xuống còn 2 bước do đã kết hợp xác thực sinh trắc và tra cứu thẻ Bảo hiểm y tế, thời gian trung bình xác thực sinh trắc chỉ từ 06 giây đến 13 giây/01 lượt thực hiện, giúp cơ sở y tế tiết kiệm nguồn nhân lực, chỉ cần bố trí 01 cán bộ y tế tại tất cả các quầy xác thực. Qua triển khai giải pháp xác thực sinh trắc, đã phát hiện 03 trường hợp sử dụng thẻ căn cước công dân trục lợi bảo hiểm với số tiền là hơn 200 triệu đồng.

 

Lĩnh vực Giao thông vận tải: Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Bộ Công an triển khai thí điểm xác thực sinh trắc học tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi từ tháng 2/2023, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ tháng 4/2023, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài từ ngày 13/5/2023. Sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế thẻ căn cước công dân khi công dân đi máy bay tại 22 sân bay nội địa trên toàn quốc từ tháng 8/2023. Giúp người dân xuất trình giấy tờ 01 lần, giảm tình trạng ùn tắc tại khu vực kiểm soát an ninh, tiết kiệm nhân sự.

 

Lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo: Ngày 21/5/2023, Bộ Công an đã phối hợp với trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức thử nghiệm, đánh giá sử dụng và tích hợp giải pháp xác thực căn cước công dân gắn chip, khi làm thủ tục vào phòng thi, thí sinh chỉ cần quét thẻ căn cước công dân gắn chip, đối chiếu khuôn mặt, quá trình xác thực thông tin chỉ mất từ 8 giây đến 12 giây/01 thí sinh, qua đó, giúp các trường Đại học giải quyết tình trạng thi hộ, tráo người trong thi cử, nâng cao chất lượng giáo dục. Kết quả: Bộ Công an đã triển khai 04 thiết bị cho 1.200 thí sinh dự thi tại Đại học Tài nguyên và Môi trường, quá trình làm thủ tục chỉ mất 1,5 giờ.

 

Lĩnh vực Quản lý Nhà nước: Bộ Công an đã triển khai phần mềm quản lý lưu trú cho các cơ sở kinh doanh lưu trú và các bệnh viện trên toàn quốc từ tháng 3/2023, đến nay, đã có 27.923 cơ sở lưu trú và 14.179 công dân sử dụng. Giúp các cơ sở kinh doanh lưu trú quản lý hoạt động kinh doanh, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự. Triển khai 152 thiết bị camera kiểm soát vào/ra trụ sở, cơ quan, đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Nam để giám sát khu du lịch, các khu vực trọng điểm. Tiết kiệm nhân lực trong quá trình kiểm soát ra vào trụ sở, khu du lịch.

 

Có thể nói, trong 2 năm thực hiện Đề án 06, với sự chỉ đạo quyết tâm, quyết liệt và sự sáng tạo,bản lĩnh trong tổ chức thực hiện, các mục tiêu cơ bản của Đề án 06 cơ bản đã đạt được. Nhận thức, hành động của các cấp, các ngành và Nhân dân về chuyển đổi số nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng có sự chuyển biến tích cực…Người dân đã được miễn, giảm phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; được cung cấp đầy đủ các giấy tờ bảo đảm các hoạt động công việc hàng ngày trên môi trường mạng thông qua việc kết nối, chia sẻ các loại giấy tờ, được hưởng nhiều tiện lợi; bước đầu được hưởng các tiện ích khác như vay tín chấp ngân hàng phục vụ tiêu dùng, khám sức khẻo bằng số sức khỏe điện tử…/.

nguồn: https://www.kontum.gov.vn/


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 0
Tháng trước : 300
Năm 2024 : 1.203
LIÊN KẾT