A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học tập theo Bác Hồ về phê bình, góp ý

Học tập theo Bác Hồ về phê bình, góp ý

26-3-2024


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, giải pháp quan trọng nhất theo Người là: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân” . Muốn thực hiện được điều này, Người chỉ rõ: “Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt chi bộ phải nghiêm túc”.


 

“Phê bình cho đúng để trị bệnh cứu người” là tư tưởng có tính nhân văn rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ: Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình giống như uống thuốc. Nếu sợ phê bình thì khác nào có bệnh mà giấu bệnh, không dám uống thuốc. Như vậy thì bệnh tình lại càng nặng thêm. Do vậy, đối với đảng viên, cán bộ mà nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc thì khác nào thấy đồng chí mình ốm mà không chữa cho họ... Biết người ta sai mà không nói cho người ta sửa tức là hại người. Tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau. Càng yêu thương thì càng phải thẳng thắn phê bình, có như vậy mới thực sự giúp nhau tiến bộ.
Có thể khẳng định rằng, việc chân thành, thẳng thắn phê bình, góp ý, không chỉ là yêu cầu có tính nguyên tắc trong sinh hoạt đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị mà còn thể hiện tình người sâu sắc, nhân văn.  Việc biết đồng chí mình đang mắc khuyết điểm mà vẫn “mũ ni che tai” chính là làm hại tập thể và đồng chí mình. Điều này cần phải kiên quyết đấu tranh, phê phán cả trong công việc và trong cuộc sống đời thường.
 

Thực hiện: Nguyễn Tú


Nguồn:http://dakglei.kontum.gov.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
TUYÊN TRUYỀN DỊCH VỤ CÔNG
Thống kê truy cập
Hôm nay : 30
Tháng trước : 300
Năm 2024 : 1.100
LIÊN KẾT